0111555777
Xem Gia đình Tươi đẹp
首页 >128Casino
【quý】Chết vì chó dại
发布日期:2024-05-12 23:54:38
浏览次数:485

Hai đứa trẻ bị cùng một con chó cắn. Bé gái được đưa đi chích ngừa vaccine nhưng bé trai thì không. Sợ con trai gặp phản ứng phụ,ếtvìchódạquý ảnh hưởng đến vai trò trụ cột dòng họ về sau, gia đình cho cậu bé đến thầy lang chữa dại. Vài tháng sau, bé trai lên cơn dại và tử vong.

Thầy lang sẽ dùng một loại lá, hoặc một loại dung dịch chà vào vết chó cắn. Dựa trên quan sát các biểu hiện, thầy sẽ phán bệnh nhân có hoặc không nhiễm virus dại.

【quý】Chết vì chó dại

Xui rủi cho những ai được thầy phán không nhiễm dại, không cần tiêm phòng.

【quý】Chết vì chó dại

Xác định sớm virus dại (tên khoa học là Rabies lyssavirus) trong cơ thể một người đang khỏe mạnh là điều mà y học hiện đại chưa làm được. Dại là virus ẩn, có thể lẩn tránh hệ miễn dịch, khiến mọi xét nghiệm đều không thể phát hiện. Chỉ khi nó nhân lên với số lượng lớn, tấn công đến hệ thần kinh trung ương (não bộ), thì các xét nghiệm mới nhận diện được. Nhưng đó cũng là lúc bệnh nhân đã lên cơn dại, và tử vong là điều không tránh khỏi. Nói vậy để thấy, phát hiện virus dại chỉ bằng lá hoặc dung dịch không rõ nguồn gốc là chuyện huyễn hoặc.

【quý】Chết vì chó dại

Nhưng không phải ai cũng hiểu được vấn đề này, nên những cái chết oan uổng vẫn xảy ra. Theo số liệu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đến cuối tháng 9 năm nay, cả nước có 64 ca tử vong vì bệnh dại. Trừ thời gian dịch bệnh Covid-19, người dân ít đi lại, mỗi năm, Việt Nam có hơn 70 người chết vì bệnh dại. Theo báo cáo mới nhất của WHO, bệnh dại là bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải điều trị dự phòng bằng vaccine, khoảng 60.000-70.000 người chết do bệnh dại.

Virus dại là virus hướng thần kinh. Từ vết cắn, cào, liếm vào vết thương hở, virus sẽ theo đường dẫn truyền thần kinh di chuyển và nhân lên. Đích tấn công cuối cùng là não bộ. Vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì nạn nhân kéo dài sự sống, còn vết cắn sâu, chảy máu, hoặc ở vùng đầu, mặt, cổ thì nạn nhân tử vong sớm hơn. Thời gian ủ bệnh rất khác nhau, từ dưới 10 ngày đến dài hơn 2 năm, nhưng thường là 1-3 tháng.

Vaccine dại là biện pháp duy nhất cứu sống người bị chó, mèo, động vật hoang dã nghi dại cắn, cào, liếm... Vaccine sẽ giúp cơ thể tự tạo kháng thể để trung hòa virus, mang lại cơ hội sống cho nạn nhân. Vì thế, người bị chó, mèo cắn luôn được khuyến cáo cần tiêm ngừa càng sớm càng tốt, vì không phải lúc nào cũng có điều kiện theo dõi con vật cắn mình có biểu hiện dại hay không.

Tuy vậy, không ít người vẫn có thành kiến với vaccine dại do lo ngại các phản ứng phụ. Vaccine thế hệ cũ có một số phản ứng phụ không mong muốn còn vaccine thế hệ mới đã được chứng minh là an toàn và ít phản ứng phụ.

Để loại trừ bệnh dại trên người, trước tiên phải ngăn chặn bệnh dại trên động vật, nhất là chó, mèo. Các nghiên cứu đã chứng minh: khi tỉ lệ tiêm phòng đạt 70-75%, đàn chó, mèo sẽ đạt "miễn dịch cộng đồng". Nhưng theo báo cáo của ngành thú y, tỷ lệ tiêm phòng trên chó, mèo ở Việt Nam (khoảng 10 triệu con) hiện chỉ đạt 40%. Đó là con số trên giấy tờ, thực tế có thể còn thấp hơn. Ngày nay, chó mèo được nuôi nhốt phổ biến ở cả chung cư các đô thị lớn. Nếu không được tiêm phòng định kỳ và đúng lịch, đây sẽ là nguồn nguy cơ gây bệnh dại rất cao.

Dại là một trong những bệnh truyền nhiễm có số ca tử vong cao nhất tại Việt Nam.

Malaysia nhiều năm trước cũng có số ca tử do bệnh dại tương đương Việt Nam. Tuy nhiên, quốc gia này đã quyết liệt thực hiện tiêm phòng vaccine trên động vật, thẳng tay tiêu hủy chó thả rông, và tuyên truyền mạnh trong cộng đồng về nguy cơ mắc bệnh dại. Đến nay Malaysia đã thanh toán được bệnh dại trên người.

Việt Nam cũng triển khai nhiều biện pháp như: Có sổ theo dõi chó, sổ tiêm phòng chó, đưa "tiêm phòng cho chó" vào chỉ tiêu gia đình văn hóa; bắt và tiêu hủy chó thả rông; chó ra đường phải đeo rọ mõm... Nhưng các biện pháp này đều không được triển khai quyết liệt, thường chỉ rầm rộ trong các dịp ra quân, thí điểm.

Dịp 28/9 năm nào Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế cũng họp bàn các biện pháp phòng chống bệnh dại. Cách đây hơn 10 năm, hai Bộ đặt mục tiêu đến 2020 sẽ thanh toán và loại trừ bệnh dại trên người. Mốc này sau đó được lùi sang năm 2030.

Với tâm lý chủ quan của người dân và tình trạng "thả rông" quy định tiêm phòng chó mèo như hiện nay, rất khó đoán mục tiêu thanh toán bệnh dại sẽ còn phải lùi đến khi nào. Cái giá phải trả, dù một mạng người, cũng là quá đắt.

Nguyễn Hạnh

产品中心

EMAIL:[email protected]

TEL:0999777222

FAX:0777777777

Copyright © 2024 Powered by Xem Gia đình Tươi đẹp